Featured

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

Làm đũa từ sóng lá cây buông

Sóng lá cây buông có đặc điểm bền chắc như gỗ, màu nâu, hoa văn đẹp, an toàn trong ẩm thực, được nhiều người dân tin dùng làm đũa ăn cơm.

Đũa buông

Là loài cây đặc hữu của vùng Nam Đông Dương,phân bổ chủ yếu ở các vùng Lào,Campuchia và Việt Nam,toàn bộ thân cây Buông đều có thể ứng dụng sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau,như lá có thể dùng làm giấy, sóng lá được dùng để sản xuất đũa buông,một sản phẩm bền đẹp và không giờ bị mốc,mọt được nhiều người ưa chuộng

Đũa Buông


Với các loại máy chuyên dụng như máy cắt,làm nhám,máy đánh bóng, cây buông sau khi thu hoạch lá về sẽ lấy phần sóng ( ở hai bên mép lá ) cắt ra thành từng khúc,sau đó được đưa vào máy đánh nhám tròn đều vừa tay người sử dụng, không ngâm bất kỳ một loại hóa chất hay phẩm màu ,sau khi dược đánh bóng đũa buông có màu đen tự nhiên thuần khiết

Sản phẩm dùng làm đũa ăn cơm,xào nấu mà không lo bị nấm,mốc hay có các chất độc hại như các loại đũa gỗ khác trên thị trường.

Cây buông là gì ?

Cây buông hay cây lá buông, cây lá kè (tên khoa học: Corypha lecomtei), là loài thực vật có hoa thuộc họ Cau. Loài này được Odoardo Beccari ex Paul Henri Lecomte mô tả khoa học đầu tiên năm 1917.


Thân cây có thể cao tới 10-15 mét. Đường kính cây trung bình từ 30 cm, có thể tới 60 cm. Lá buông có dáng xòe hình quạt, to, cuống lá dài, có khi tới 8 mét. Cuống có hình máng, rãnh hơi sâu ở gốc cuống, có những răng chắc khỏe, giống răng cưa, càng già càng đen. Phần phiến lá dài tới 2,5 mét và có khi dài hơn. Thông thường cấu tạo một lá gồm khoảng 50 mảnh, nối với nhau bằng các gân lá. Khi cây trưởng thành có ra hoa, cụm hoa hình tháp dài đến 2,5 mét, có các nhánh mang nhiều quả.



Quả buông hình trái xoan, dài khoảng 4,5 cm và đường kính khoảng 2–3 cm, có vỏ dày với nội nhũ hóa sừng. Buông thường ra hoa vào tháng 3 đến tháng 9. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng được cho các mục đích khác nhau

Nơi sinh sống
Đây là cây đặc hữu của Nam Ðông Dương, phân bố nhiều tại Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Tại Việt Nam, cây thường chỉ gặp ở rừng đồng bằng từ Ðại Lãnh (Quảng Nam - Ðà Nẵng) đến Biên Hoà (Ðồng Nai).

Thân cây Buông có nhiều ứng dụng
Lá non, màu ngà đen, dùng để đan nhiều đồ đẹp như túi, chiếu, buồm và dùng làm vách phên. Ở Campuchia, các lá non trước đây được dùng để in kinh tôn giáo. Thân cây chứa bột cọ dùng làm bánh, mỗi cây có thể cho tới 20 kg. Quả độc dùng để duốc cá, nhất là vào lúc con nước thấp (tháng 3-5) cá bắt được dùng muối mà không bị ngộ độc. Ngoài ra ứng dụng độc đáo có giá trị nhất là làm đũa buông,loại đũa cứng, bền, đẹp và chắc,không lo ẩm mốc, mối mọt,không hóa chất,không nhuộm màu


Copyright Đũa Buông Thái Nguyên© 2017 Đũa Buông

Distributed By Đũa Buông

Sẵn xuất hàng thủ công mỹ nghệ

Địa chỉ : Thôn 2 Xã Suối Kiết Huyện Tánh Linh Tỉnh Bình Thuận

Email : duabuong.com@gmail.com

Phone : 0938 320211 - 0933 710368